Hà Đông - Cần Thơ Phong_trào_kết_nghĩa_Bắc-Nam

Hà Đông là tên một tỉnh cũ ở miền Bắc nước ta và nằm ven Thủ đô Hà Nội. Ngày 1 tháng 7 năm 1965, tỉnh Hà Đông hợp nhất với tỉnh Sơn Tây trở thành tỉnh Hà Tây. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Tỉnh Hà Tây hợp nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình Từ đó cho đến năm 2008, Hà Đông chỉ còn là tên gọi của thị xã tỉnh lỵ và sau này là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây cũ: thành phố Hà Đông. Ngày 1 tháng 8 năm 2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội. Đồng thời, Hà Đông cũng được chuyển thành một quận trực thuộc thành phố Hà Nội cho đến nay.

Cần Thơ vốn là tên một tỉnh cũ ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời giữ vai trò là trung tâm chỉ đạo của toàn Khu 9 (còn gọi là Khu Tây Nam bộ) trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Hiện nay, địa bàn tỉnh Cần Thơ cũ được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Từ thời Pháp thuộc cho đến nay, Cần Thơ luôn được mệnh danh là "Tây Đô" bởi nơi đây là thủ phủ của toàn miền Tây Nam Bộ (Đồng bằng sông Cửu Long). Đặc biệt, Cần Thơ là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam từ năm 2004 đến nay.

Những năm 1961-1965, thị xã Hà Đông (lúc bấy giờ còn là tỉnh lỵ tỉnh Hà Đông) thường xuyên tổ chức các cuộc mit tinh, biểu tình chống Mỹ, đồng thời biến căm thù đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai thành hành động thiết thực,các cơ sở của Thị xã nơi nào cũng có phong trào thi đua đẩy mạnh sản xuất, công tác, học tập...vì đồng bào miền Nam ruột thịt. Các công trình " kênh nổi làng Văn Quán, con mương làng Yên Phúc", hưởng ứng "tuần lễ vì đồng bào miền Nam ruột thịt", "vì nhân dân Cần Thơ", nhân dân Thị xã hăng hái lao động, góp ngày công ủng hộ đồng bào miền Nam[15].

Sau ngày làm lễ kết nghĩa Hà Đông - Cần Thơ, số người đắp con đường Tía đi Ứng Hòa (trước đây thuộc tỉnh Hà Đông cũ), được đặt tên là đường Cần Thơ đã tăng lên vùn vụt: từ ba nghìn tăng lên sáu, bảy nghìn, có khi một vạn người trong một ngày. Từ ngày hợp tác xã Mỗ Lao ở thị xã Hà Đông cũ được mang tên "Cần Thơ" kết nghĩa, thì mỗi xã viên ngày càng hướng về miền Nam hơn. Cánh đồng Cần Thơ, câu lạc bộ Cần Thơ, trường mẫu giáo Cần Thơ... Những cái tên thân thương ấy như nhắc nhở mọi người Mỗ Lao hãy vì miền Nam, vì Cần Thơ mà tích cực làm việc.

Cuối năm 1972, trong sự kiện "Điện Biên Phủ trên không", thôn Yên Bệ thuộc xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây bị bom Mỹ tàn phá nặng nề. Nhân dân trong tỉnh Hà Tây và cả nhân dân tỉnh Cần Thơ kết nghĩa khi nhận được tin về tội ác tày trời của đế quốc Mỹ gây ra cho nhân dân Yên Bệ, đã hết lòng sẻ chia, đánh cho chúng những đòn chí tử, trả thù cho nhân dân Yên Bệ[16].

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 10 năm 1975, Ty Văn hóa thông tin tỉnh Hà Tây (tỉnh kết nghĩa với Cần Thơ) đã tặng cho Ty Văn hóa thông tin tỉnh Cần Thơ 15.000 bản sách. Trên cơ sở này, tổ Thư viện trực thuộc Ty Văn hóa thông tin Cần Thơ được hình thành và là tiền thân của Thư viện thành phố Cần Thơ hiện nay.

Thời chống Mỹ, nhạc sĩ Lý Cảnh trong ca khúc "Bài ca gởi Hà Tây" đã thể hiện tâm tình của người Cần ThơHậu Giang chiến đấu chống giặc kiên cường gởi về Hà Tây kết nghĩa[17]:

Vì Hà Tây, thành phố Cần Thơ anh dũng tuyệt vờiCó Nguyễn Việt Hồng, em bé Ngọc TraiDòng nước Xà No cuốn phăng tàu giặcĐồng Long Mỹ, Kế Sách, Ô Môn, Phụng Hiệp, Châu ThànhXác quân thù bón phân tươi màu lúa!